Đến Cao Bằng Nhất Định Phải Ăn 10 Món Đặc Sản Này!!!
gây thương nhớ. Bánh cuốn Cao Bằng có màu trắng đục chứ không trắng tinh như những nơi khác. Đó là bởi vì loại bột làm bánh được làm từ loại gạo đặc trưng nơi đây, gạo Đoàn Kết. Hạt gạo dài, màu trắng ngà. Chỉ có đất Cao Bằng mới có thể làm ra loại gạo như thế này. Điều đặc biệt hơn nữa là sau khi gặt người ta không dùng máy để xay xát mà là tự tay giã cho hạt vỡ ra. Chính vì vậy hạt gạo vẫn giữ được vị ngọt thanh nhẹ nhàng. Đ 243; là lý do khiến bánh cuốn Cao Bằng có vị rất khác với bánh cuốn tại những nơi khác.
Bánh cuốn Cao Bằng có lớp vỏ mỏng nhưng vẫn dẻo và dai. Vỏ bánh khéo léo ôm trọn phần nhân thịt, nấm mèo và hành nhưng vẫn không bị rách. Nếu bánh cuốn thịt Hà Nội thường được ăn kèm với nước chấm cà cuống hay nước mắm tỏi ớt chua cay thì bánh cuốn Cao Bằng lại khác. Người ta dùng bánh cuốn Cao Bằng kèm với nước ninh xương ngọt thanh mát lạnh. Chấm bánh ngập trong nước để phần nước thấm đẫm cả vào nhân là cách thưởng thức hương vị bánh cuốn Cao Bằng trọn vẹn nhất.
không thể thiếu trong các đám cưới của người Tày nơi đây. Mỗi địa phương Khâu Nhục lại được chế biến với một hương vị khác nhau có thể đủ tất cả các nguyên liệu hoặc thiếu đi một vài vị trong đó.
Theo tiếng Tày, "khâu" nghĩa là hấp chín còn "nhục" là thịt xay nhuyễn. Thịt ba chỉ được thái thành từng lát sau đó luộc lên. Thịt sau khi luộc xong, người ta dùng ban châm tự chế để đâm thành nhiều lỗ trên bề mặt da miếng thịt để khi chiên miếng bì nổ đều. Đặc biệt trước khi đem đi rán thì da của thịt được thoa qua một lớp rượu gừng pha với bia (rượu hòa cùng nước gừng chắt) để không bị cháy trong quá trình chiên và có màu sắc vàng đều. Một số nơi thì sử dụng mật ong phết lên thịt trong quá trình nướng.
Trong quá trình làm thịt ba chỉ chiên người ta sẽ làm cả gia vị. Gia vị được làm cầu kỳ có mùi vị đậm đà từ hành, tỏi, tiêu, gừng, mắm, muối, đường, rượu trắng, quả mắc mật, dưa muối, tương đen...Đặc biệt không thể thiếu lá tàu soi - thứ lá đặc sản đặc trưng của vùng Tây Bắc. Cuối cùng là công đoạn hấp thịt và gia vị để có được món ăn đặc sản Cao Bằng không thể thiếu trong các đám cưới của người Tày nơi đây.
Người ta thường ăn kèm khâu nhục với cơm trắng hoặc bánh mì vào bữa sáng. Vị béo của miếng thịt, cộng với độ dòn của miếng bì, mùi thơm của mắc mật quyện vào đậm đà tạo thành một hương vị khó quên. Cách chế biến khâu nhục khá phức tạp với nhiều công đoạn. Tuy nhiên sự vất vả này là hoàn toàn xứng đáng bởi hương vị tuyệt vời mà thức đặc sản Cao Bằng này đem lại.
Đến với các tỉnh miền núi phía Bắc bạn sẽ bắt gặp được các loại rau vô cùng đặc trưng của các tỉnh núi rừng. .
Rau dạ hiến còn có nhiều tên gọi khác như bò khai hay khau hương. Loại cây này dạng thân dây. Chúng không mọc trên đất màu mỡ mà là len lỏi từ các vách đá mọc lên, bò bám vào các loại cây thân gỗ mà sống. Rau không nhàn nhạt như các vị rau trồng thông thường. Dạ hiến có vị nồng và ngai ngái. Hương vị này có thể khá kén người thích tuy nhiên nếu đã trót thích rồi thì mãi không quên được.
Người ta thường chế biến rau dạ hiến với các loại thực phẩm quen thuộc như tôm, mực, thịt bò hoặc trứng, ăn cùng lẩu. Thậm chí rau dạ hiến xào không với tỏi ăn cũng rất ngon và đậm đà. Để giữ nguyên độ tươi ngon của rau chỉ cần xào tái hoặc chín vừa. Rau vừa giòn vừa ngọt, ăn vào rất mát và tốt cho cơ thể.
Du khách ghé du lịch tại Cao Bằng ai cũng tranh thủ mua vài bó rau dạ hiến mang về để người thành phố thưởng thức được rau của núi rừng mùi vị khác biệt ra làm sao.
Lợn sữa quay là gây thương nhớ với tất cả các du khách thập phương khi đến đây. Lợn quay phải là lợn sữa (lợn sữa, lợn nhỡ từ 15 - 30kg). Lợn phải được nuôi bằng rau cỏ nên thịt ngọt, chắc và dai hơn lợn nuôi công nghiệp ở dưới xuôi.
Khi quay lợn người ta sẽ cho một loại lá đặc trưng ở Tây Bắc là lá móc mật được nhồi vào bụng lợn và khâu lại. Đặc trưng nhất là người ta dùng que tre xiên qua thịt chứ không dùng que kim loại như thông thường. Chính điều này đã giúp thịt giữ nguyên được mùi vị trọn vẹn của nó.
- các chợ ở Cao Bằng và các lễ hội ở Cao Bằng
Vịt quay 7 vị - là gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ và quả mắc mật khô để tạo thành gia vị tẩm ướp của món ăn.
Không như các món vịt thông thường, vịt quay 7 vị được chế biến rất công phu, ngay từ khâu chọn vịt. Vịt quá nhỏ hay quá to cũng đều làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Loại vịt được người dân ở đây chọn là lúc đang trong độ thịt ngon nhất từ 1,8kg đến 2kg. Sau khi làm sạch vịt được nhúng qua nước sôi cho da căng, săn lại và khi quay vịt sẽ được ngon và giòn hơn. Và điểm đặc trưng nhất là khâu ướp gia vị. Gia vị trước khi ướp phải được xào qua để dậy mùi hương. 7 loại gia vị khác nhau được rót từ từ vào bụng để thấm thật sâu vào từng lớp thịt.
Trước khi chiên, vịt phải được nướng qua than củi để lớp da trở nên khô ráo và tránh được tình trạng nổ khi chiên. Vịt lấy từ bếp xuống vẫn còn nóng hổi. Để thịt được nguyên thớ và giữ được nước trong từng lớp thịt hãy dùng dao sắc và chỉ xẻ một đường dứt khoát. Thịt vịt ăn chắc, ngọt, mềm nhưng không bở, không dai và dậy mùi thơm của mắc mật. 7 loại gia vị hòa lẫn vào nhau tạo nên mùi vị đậm đà ngon khó cưỡng.
Vịt quay không phải là món khó kiếm nhưng vịt quay 7 vị Cao Bằng là hương vị không phải bạn có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu. Nếu có dịp đến Cao Bằng, bạn chắc chắn phải thử.
- Nhà hàng dân tộc quán - đường 3/10 Nà Cạn, thị xã Cao Bằng
. Đây là món ăn vặt ở Cao Bằng cực thích hợp cho những ngày đông lạnh.
Nguyên liệu làm bánh khá đơn giản và dễ chuẩn bị bao gồm gạo nếp, đường, lạc, vừng, gừng. Lạc để làm nhân bánh, gạo nếp xay nhuyễn làm vỏ bánh. Vừng phủ lớp ngoài và gừng, đường để nấu nước cốt chan lên.
Điều làm nên đặc trưng của bánh trôi Cao Bằng đó là bột bánh rất dẻo, mềm và có vị ngọt đặc trưng. Nước đường thơm ngon đạt đến sự hòa quyện của vị ngọt của đường và vị cay của gừng. Mùa đông miền Tây Bắc với khí trời lạnh đến cả dưới 10 độ, trong tay có chén coong phù nóng ấm thì còn gì tuyệt vời hơn.
. Điểm đặc biệt làm nên món xôi trứ danh này là quả trám. Trám là thứ quả được yêu thích tại vùng đất Cao Bằng. Mỗi năm, trám chỉ ra quả vào đúng mùa thu nên nếu có dịp ghé Cao Bằng khoảng thời gian này, bạn nhất định phải thử xôi trám.
Trái trám sau khi được thu hoạch sẽ sơ chế cẩn thận sau đó om lên. Bỏ thêm các thứ gia vị cần thiết như mắm, muối, bột canh, hành khô và đảo đều với cùi trám đã chín cho đến khi thấm đẫm hết gia vị. Trộn hỗn hợp này với xôi đã đồ bạn sẽ có được món xôi trám Cao Bằng danh bất hư truyền.
Xôi trám là món ăn ngon, bổ, rẻ và rất phổ biến. Bạn gần như có thể bắt gặp món ăn này tại bất cứ phiên chợ nào ở Cao Bằng. Xôi hoàn thành có màu tím rất bắt mắt. Hương vị thanh thoát, nhẹ nhàng. Khi ăn có cảm giác sần sật, bùi beo béo lẫn trong những hạt nếp dẻo ngọt.
- Các chợ ở Cao Bằng, các hội chợ Cao Bằng
Bánh áp chao là . Người dân ở đây còn hay gọi bánh áp chao là bánh vịt chao.
Bánh được làm khá giống với bánh gối ở ở miền xuôi. Tuy nhiên về thành phần lại khác hẳn. Vỏ bánh là sự kết hợp của bột gạo nếp, bột gạo tẻ và đỗ tương. Nhân được làm từ vịt được lọc xương, tẩm ướp gia vị đậm đà. Đợi mỡ nóng già rồi bỏ bánh được gói vào chao qua chao lại cho đến khi lớp vỏ vàng rộm thì lấy ra liền.
Bánh áp chao ngon nhất khi ăn kèm với nước mắm chua ngọt, rau thơm và đu đủ bào sợi. Lớp vỏ giòn tan kết hợp với vị thịt vịt miền núi vừa ngọt vừa mềm. Chỉ với giá vài ngàn đồng một chiếc, đây quả là một món ăn Cao Bằng ngon bổ rẻ đích thực.
- Các quán ăn vặt ven đường, chợ Cao Bằng
của người dân nơi đây, thường là hiếu, hỉ, cúng giỗ... Lân đầu tiên thưởng thức thì người dùng chưa chắc đã có thể cảm nhận hết được cái ngon và hương vị đậm đà của món ăn. Tuy nhiên khi bạn đã quen với vị thơm ngon của các loại gia vị thì vị chua ngọt của nước sốt, độ dai của bánh phở cùng với vị đậm đà của các gia vị sẽ làm bạn cảm thấy khó quên.
Phở chua không có nhiều nước như phở bình thường, nguyên liệu và cách chế biến cũng vô cùng khác biệt. Bánh phở to, dày được làm từ gạo Cao Bằng thơm và dẻo. Ngoài ra trong một tô phở đầy đủ còn có thịt ba chỉ được chiên vàng rộm, khoai tầu cắt sợi chiên giòn, gan lợn và dạ dày luộn rồi cắt mỏng và chiên, thịt vịt quay và đặc biệt là loại lá mắc mật đặc trưng.
Phở chua có vị ngậy của mỡ vịt, vị béo của thịt ba chỉ, mùi thơm của lá mắc mật, bánh phở dẻo dẻo và ớt cay nồng. Phở ngon hơn khi rắc thêm đậu phộng và ăn kèm với các loại rau thơm đặc trưng của núi rừng.
Không phải món cao lương mỹ vị nhưng khiến nhiều người khó quên khi chỉ mới nếm thử một lần.
Mèn mén được làm chủ yếu từ hạt ngô tẻ. Ngô sau mỗi vụ thu hoạch sẽ được người dân địa phương phơi thật khô sau đó tách hạt rồi đi rang và giã nhuyễn. Sau đó bột ngô này được trộn với bột gạo và nước thành một hỗn hợp sền sệt sau đó hấp lên. Mèn mén muốn ngon phải hấp 2 lần.
Người H'Mong hay ăn mèn mén trộn với cơm. Lúc này vị ngọt bùi của ngô kết hợp với cơm dẻo ngọt sẽ rất lạ miệng và kích thích vị giác. Ngoài ra, hiện nay người ta còn biến thể mèn mén với nhiều cách ăn mới như hòa vào ăn chung với nước phở và mì. Lưu ý là mèn mén ngon nhất là khi ăn nóng hổi và khi nguội mèn mén có vị hơi chua của bột ngô khi nguội.
Mèn mén là món ăn dân giã mà đã ghé các tỉnh miền núi phía bắc mà bỏ qua là thiếu sót lớn. Món ăn này được bán nhiều ở các phiên chợ hoặc các quán ăn vặt, bạn có thể mua về làm quà cho người thân bạn bè ăn thử.
- Chợ phiên của người dân tộc Tày ở Cao Bằng